MÔ HÌNH THUYỀN GỖ SOVEREIGN OF THE SEAS – CHÚA TỂ BIỂN CẢ

Mô Hình Thuyền Gỗ Sovereign Of The Seas Chúa Tể Biển Cả

Sovereign Of The Seas là con tàu danh giá nhất trong những năm thế kỉ 17 và được mệnh danh là “chúa tể của các biển”. Để hiểu hơn về những câu chuyện xoay quanh mô hình thuyền gỗ Sovereign Of The Seas, hãy theo dõi nội dung bài viết này nhé!

Nguồn Gốc Mô Hình Thuyền Gỗ Sovereign Of The Seas 

Sovereign Of The Seas là một con tàu chiến “thượng hạng” với 3 tầng buồm. Đây là con tàu đầu tiên của Anh Quốc được đóng vào thế kỉ 17 và được xếp vào tàu hạng nhất của quốc gia này. Dấu ấn đáng nói đến nhất khi nhắc đến Sovereign Of The Seas chính là các chi tiết điêu khắc cực kỳ phong phú ở vị trí thân tàu.

Vào 26/2/1634, nhà vua Charles I đã uỷ quyền đóng con tàu Sovereign of the Seas. Đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế và đóng tàu là nhà đóng tàu hoàng gia Phineas Pett. Chi phí khổng lồ bỏ ra để đóng con tàu này lên đến 65.586 bảng Anh và thêm một khoản thuế đặc biệt (tàu) đã được yêu cầu để tài trợ cho nó. Loại thuế này là một trong những nguyên nhân gây ra xung đột giữ Nhà vua với Nghị viện, sau này dẫn đến nội chiến ở Anh.

Mô Tả Chi Tiết Thiết Kế Sovereign Of The Seas

Con tàu Sovereign of The Seas do nhà thiết kế Peter Pet đảm nhận thiết kế với chiều dài 71,45m, rộng 14,8 và cao 71,45m. Đây là chiếc thuyền có kích thước lớn nhất thế giới trong thể kỉ 17, và nó còn nổi tiếng nhờ cách đặt tên là “Vàng của quỷ”.

Sự ra đời của Sovereign Of The Seas nhằm mục đích chính trị có chủ đích, cụ thể là để gia tăng quyền lục của nhà vua Charles, cũng như củng cố uy tín của chế độ quân chủ Anh quốc.

Về việc đặt tên, cái tên của con thuyền hạng nhất Sovereign Of The Seas không phải được đặt ngẫu nhiên, mà là cái tên mang ý nghĩa đại diện cho quyền lực cổ xưa. Tước hiệu của vị vua nước Anh là Rex Marinum, có nghĩa là “Chúa tể biển cả”, danh hiệu này bắt nguồn vừa vị vua Edgar của Anglo-Saxon.

Toàn bộ thiết kế của mô hình thuyền gỗ Sovereign of The Seas đều toát lên quyền lực hoàng gia. Cụ thể, phần trung tâm của đuôi thuyền được trang trí lộng lẫy với việc điêu khắc hình vua Edgar. Không chỉ phần đuôi và mũi tàu được trang trí tỉ mỉ, các mặt tàu đều được trang trí kín bởi các chi tiết đắt giá. Mặt ngoài con tàu Sovereign Of The Sea được điêu phắc baroque phủ bằng sơn vàng cực kỳ xa hoa, tương phản với thân tàu đen một cách có chủ ý. Ý nghĩa của những hình ảnh điêu khắc này mang tính ngụ ngôn.

Chỉ riêng phần trang trí này đã tốn đến 6.691 bảng Anh – một con số cực khủng trong giai đoạn đó. Chi phí trang bị vũ trí trên tàu cũng đắt đỏ không kém bởi người ta phải đúc vũ khí bằng đồng thay vì bằng gang theo lệnh nhà vua (chi phí đồng cao gấp 4 lần chi phí gang). Ban đầu, trên tàu chỉ dự kiến trang bị 90 khẩu súng với chi phí là 20.592 bảng anh, nhưng sau đó đã tăng lên 102 khẩu, số tiền tăng lên 24.447 bảng Anh.

Vào tháng 8/1637, Sovereign of the Seas đã thực hiện chuyến du ngoạn trên eo biển Anh trong 24 ngày, sau đó dành 15 năm tiếp theo tại một khu bảo tồn tại Chatham. Trong thời kỳ Cộng hòa, cụ teher là năm 1651, con tàu được đổi tên tành Sovereign vào năm 1651. Đến ngày 7 tháng 11/1651, con tàu được xây dựng lại tại xưởng đóng tàu Chatham để cải thiện, bộ phận các trúc thượng tầng được hạ xuống, bên cạnh đó loại bỏ 1 số chi tiết trang trí trên thuyền.

Chiếm hạm Sovereign Of The Sea đã trực tiếp tham gia vào trận chiến giữ Anh-Hà Lan lần thứ nhất. Lúc này, Đô đốc Blake nắm vai trò là soái hạm của Tổng tư lệnh hạm đội của nước cộng hòa. Qua trận này, Sovereign Of The Sea đã gây ấn tượng lớn đối với người Hà Lan và được đặt biệt danh là Con quỷ vàng (Hol. Gulden Duvel). Người ta đặt ra phần thưởng cao cho thuyền trưởng nếu tiêu diệt được con tàu này.

Đến 28/9/1652, Sovereign Of The Sea tiếp tục tham gia trận Kentish Knock và giành chiến thắng, trong lúc đó con tàu bị mắc cạn. Vị chỉ huy là Đô đốc Robert Blake đã mang lá cờ lên Resolution nhỏ hơn. Kể từ đó, chiến hạm Sovereign Of The Sea không còn tham gia các trận chiến, thay vào đó nó được neo đậu tại bến vảng. Một thời gian sau, vào ngày 11/7/1659, thợ đóng thuyền John Taylor đã chuyển con tày này về Chatham. Năm 1660, chế độ quân chủ ở Anh được phục hồi, hợp nhất với hải quân Hoàng gia. Năm 1665, Sovereign Of The Sea tham gia vào cuộc hải chiến thứ 2 để chiến đấu chống lại Hà Lan. Năm 1666, con tàu tiếp tục tham gia trận North Foreland “Royal Sovereign”.

Sau 60 năm tung hoành qua vô số trận chiến, con tàu Sovereign of The Seas đã gặp 1 số cố vào ngày 27/1/1969 trong lúc neo tại cảng Chatham. Khi đó các đầu bếp đã đốt nến, không may ngọn nến bị đổ làm con tàu bùng cháy trong phút chốc. Các thuỷ thủ cố gắng dập tắt ngọn lửa nhưng không thể, Sovereign of The Seas đã bị thiêu rụi và chìm xuống đáy bến cảng.

Mặc dù con tàu không còn nhưng những chiến tích của Sovereign of The Seas vẫn còn vang danh cho đến tận sau này. Nhiều chiến thuyền sau này đã được đặt tên là HMS Royal Sovereign như một niềm tự hào và một cách tưởng niệm chiến hạm hào hùng này.

Mô Hình Thuyền Gỗ Sovereign Of The Seas – Tinh Thần Người Dẫn Đầu

Danh tiếng và chiến tích của Sovereign of The Seas đã đi vào lịch sử và trở thành niềm tự hào to của của người dân Anh Quốc. Toàn thế giới cũng ngưỡng mộ con tàu chiến hạm này không chỉ vì các chiến thắng của nó trước đây, mà còn vì thiết kế đẹp đậm chất Hoàng gia với ý nghĩa biểu tượng cho quyền lực, là “chúa tể biển cả”. Do đó, người ta đã mô phỏng Sovereign of The Seas thành những chiếc mô hình thuyền gỗ nhỏ, xem đây như biểu tượng của người dẫn đầu.

Chiếc mô hình thuyền gỗ Sovereign of The Seas được mô phỏng giống đến 95% chi tiết thuyền thật. Mô hình được làm thủ công với quy trình kỹ lưỡng tương tự đóng thuyền thật.

Nghệ nhân của Gia Nhiên đã làm việc tại làng nghề truyền thống hơn 20 năm, đảm bảo từng nan gỗ được ghép lên khung xương vô cùng chuẩn xác. Mặt sàn thuyền được ghép lại từ gỗ xẻ nhỏ theo tỷ lệ chuẩn. Các chi tiết phụ như ca nô cứu hộ, vô lăng, lan can,cầu thang, dây dù, nắp hầm,… Đều mô phỏng lại theo bản vẽ chi tiết của con tàu thật. Gia Nhiên đảm bảo các lá buồm và dây buồm được đan và căng bằng tay cực kỳ chậm rãi và tỷ mỷ, để tạo hiệu ứng cánh buồm no gió, giúp ngoại hình con tàu thêm chắc chắn, thể hiện sự mạnh mẽ theo tinh thần “chúa tể của biển cả”.

Thông Tin Thành Phẩm

Khi mua mô hình thuyền gỗ Sovereign of The Seas tại showroom thuyền gỗ Gia Nhiên, khách hàng sẽ nhận được:

+ Mô hình được lắp ráp hoàn chỉnh và sẵn sàng trưng bày bao gồm mô hình hoàn thiện, đế chân và bảng tên bằng đồng.

+ Giấy chứng nhận sản phẩm chính hãng Gia Nhiên, bảo hành 6 tháng theo chính sách công ty.

+ Khách hàng có thể yêu cầu in logo lên cánh buồm, hoặc đặt bảng tên riêng cho con tàu.

+ Khách hàng có thể đặt mua thêm tủ kính trưng bày để bảo quản con tàu thật thẩm mỹ, hạn chế bụi bám, gia tăng giá trị sang trọng cho con tàu.

Mô hình Sovereign of The Seas là biểu trưng cho tinh thần người dẫn đầu, thích hợp để trưng bày văn phòng, phòng hội nghị. Và đặc biệt rất phù hợp để làm quà tặng cho lãnh đạo, cấp trên.

Mọi thắc mắc về sản phẩm mô hình thuyền gỗ Sovereign of The Seas, mời quý khách hàng liên hệ với Gia Nhiên qua hotline, hoặc trực tiếp tham quan showroom Gia Nhiên theo địa chỉ: 168/32 Nguyễn Gia Trí, p25, Bình Thạnh, TP.HCM.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *