RMS Olympic – Câu chuyện về con tàu vận chuyển nổi tiếng

Rms Olympic Cau Chuyen Ve Con Tau Van Chuyen Noi Tieng

RMS Olympic là tên gọi của 1 con tàu hàng hải. Đây là con tàu đầu tiên thuộc hạng Olympic của hãng White Star Line – cùng hãng sản xuất con tàu huyền thoại Titanic & Britannic.

Nếu như 2 con tàu anh em là Titanic & Britannic đã gặp tai nạn chìm tàu trong lịch sử thì Olympic lại may mắn có thời gian phục vụ rất nhiều năm (1911-1935). Nó đã từng giữ vai trò là tàu viễn dương lớn nhất thế giới, và con tàu duy nhất trong 3 chị em hoàn tất việc chở khách từ Southampton đến New York theo lịch trình. Cùng tìm hiểu sâu hơn về câu chuyện lịch sử của con tàu RMS Olympic qua bài viết này nhé!

Giới thiệu con tàu RMS Olympic

Chủ tịch hãng tàu White Star Line – J.Bruce Ismay và chủ tịch xưởng Harland & Wolff – William Pirrie đã ra kế hoạch đóng được những con tàu sang trọng vượt qua kích thước và độ xa hoa của 2 con tàu lớn nhất Lusitania & Mauretania của hãng tàu Cunard.

Về thời gian khởi công, Olympic được khởi công trước du thuyền Titanic. Sau vụ chìm tàu Titannic thì con tàu Gigantic của hãng này đổi tên thành Britannic và được khởi công với nhiều cải tiến nhờ rút kinh nghiệm từ vụ đắm tàu kinh hoàng trước đó.

Để thực hiện con tàu với quy mô lớn hơn, họ đã tiến hành nâng cấp xưởng tàu, đặc biệt là kết hợp 3 giàn đà trượt thành 2 giàn lớn. Bắt đầu từ tháng 12/1908, người ta bắt đầu đặt sống tàu Olympic vào vị trí và chính thức hạ thuỷ vào ngày 20/10/1910. Lúc này con tàu được sơn màu xám nhạt để chụp/vẽ ảnh – truyền thống trước đây dành cho các cơn tàu mới nhằm giúp con tàu sáng và sáng hơn vì trước đây chụp hình trắng đen. Sau khi hạ thuỷ thì con tàu sẽ được sơn lại.

Chuyến đi đầu tiên của con tàu RMS Olympic

Ngày 14/6/1911 đã đánh dấu chuyến đi đầu tiên của con tàu Olypmpic. Trên chuyến đi đến New York này có nhà thiết kế Thomas Andrews, ông đã trở về cùng nhiều thợ máy để tìm ra những phần mà con tàu cần tải tiến. Thiết kế bên ngoài của Olympic rất đẹp và mềm mại. Thay vì dùng các lỗ thông gió tô bên ngoài, thì lỗ thông gió của Olympic nhỏ và kết hợp quạt điện, cùng 1 ống khỏi giá thứ 4 có chức năng lưu thông khí và làm mát. Động cơ con tàu này được sử dụng kết hợp qua lại với tuabin thấp áp, ngược lại với động cơ hơi nước của con tàu Lusitania & Mauretania. Con tàu Olympic tiêu thụ 650 tấn than/giờ và có tốc độ di chuyển tương đương 41km/h trong chuyến đi đầu tiên. Trong khi Lusitania & Mauretania phải tiêu thụ đến 1.000 tấn than/giờ với cùng vận tốc di chuyển.

Sự kiện RMS Olympic va chạm với Hawke

Olympic đã gặp tai nạn đầu tiên vào ngày 10/9/1911, đó là tai nạn va chạm với tàu chiến HMS Hawke của Anh Quốc tại Đảo Wight. Hậu quả của sự cố này là 2 khoảng kín nước của tàu Olympic bị ngập và chân vịt trung tâm bị xoắc nhưng con tàu này vẫn chạy về được đến Southampton. Sau tai nạn này, Olympic bị hải quân hoàng gia chỉ trích vì việc nó di chuyển đã tạo ra lực hút kéo con tàu Hawke về phía nó. Chỉ huy của con tàu Olympic lúc đó là Edward Smith – người đã bị mất tích trong vụ đắm tàu Titanic 1 năm sau đó. Trên tàu còn có Violet Jessop – người đã an toàn thoát khỏi tai nạn trong cả vụ va chạm với Hawke, vụ chìm tàu Titanic và cả vụ chìm tàu Britannic.

Từ đó, vụ tai nạn đầu tiên này đã trở thành thảm hoạ tài chính đối với Olympic và nó cũng đã ra khỏi dịch vụ vận chuyển. Sau đó con tàu trở lại Belfast và tăng tốc quá trình sửa chữa. Lúc đó phía nhà xưởng đã sử dụng 1 chân vịt của Titanic cho Olympic và hoãn hoàn tất con tàu Titanic. Đến tháng 2/1912, con tàu Plympic lại mất 1 lá cánh chân vịt nên phải tiếp tục quay lại để thay thế và nhà điều hành lại phải lấy nguyên liệu từ Titanic để thay thế. Đó cũng là lý do mà chuyến đi đầu tiên của Titanic bị hoãn từ 20/3/1912 đến 10/4/1912.

Hành trình Olympic đi cứu hộ Titanic

Vào ngày 14/12/1912, khi nhận được tin tức cầu cứu từ Titanic thì Olympic đã lên đường đi ứng cứu. Khi còn 100 dặm nữa là đến vị trí cuối của Titanic thì nhận được thông báo không còn hy vọng tìm kiếm được con tàu Titanic. Người ta tìm kiếm xung quanh thì cứu được khoảng 675 người bao gồm đoàn thuỷ thủ và hành khách, đa số là phụ nữ và trẻ em.

Sự kiện nổi loạn diễn ra năm 1912

Cũng như Titanic, con tàu Olympic không có đủ thuyền cứu sinh cho tất cả hành khách trên tàu. Nó được trang bị các thuyền vải bạt khi trở về Anh. Cuối tháng 4/1912, trước chuyến khởi hành từ Southampton đến New York, bộ phận nhân viên cứu hoả trên tàu đã đình công vì lo sợ xuồng cứu sinh và vải bạt trên tàu không đủ điều kiện dùng khi có sự cố trên biển. Nhân viên trên thuyền yêu cầu nhà quảnl ý thay thế chúng bằng thuyền cứu sinh bằng gỗ, nhưng điều này bất khả thi và cho rằng thuyền vải bạt đủ điều kiện sử dụng. Nhân viên cứu hoả đã không chấp nhận và nghỉ việc.

Đến ngày 25/4, 1 người đại diện nhóm cứu hoả đã nhìn thấy cuộc thử nghiệm trong 4 thuyền vải bạt chỉ có 1 thuyền không đủ điều kiện sử dụng nên đã cháp nhận đứng ra đề nghị những người khác quay trở lại làm việc nếu thay thuyền mới. Điều kiện này được chấp nhận nhưng người này khẳng định sẽ không lên tàu đến khi những người phản đối họ nghỉ việc. Và phía quản lý hãng tàu đã không chấp thuận. Điều này đã gây nên vụ làm loạn, trong đó có 54 người bị truy bắt vì gây rối trật tự. Vào ngày 4/5/1912, quan toà phía Portsmouth đã thả những người này vì hoàn cảnh vụ án, không cầm tù hay phạt tiền. Phần đông họ đã quay lại Olympic đê làm việc, con tàu tiếp tục ra khơi vào ngày 15/5.

Câu chuyện của RMS Olympic trong chiến tranh thế giới (CTTG) thứ nhất

Khi CTTG thứ nhất diễn ra, con tàu RMS Olympic vẫn hoạt động do thuyền trưởng Herbert chỉ huy. Chuyến đi của nó khởi hành vào 20/10/1914 và đi từ New York đến Anh. Trên tàu chửo rất ít người vì tàu ngầm của Đức tuyên bố sẽ đánh chìm Olympic nếu thấy nó.

RMS Olympic và tai nạn Audacious

Khi bắt đầu được 6 ngày trong hành trình, hải quân hoàng gia Anh cảnh báo Olympic rằng có 4 tàu ngầm U đang đuổi theo và cần đi hướng Bắc đến Glasgow thay vì đi thẳng đến eo Manche.  Ngày 27/10, Olympic đang ở gần khu Lough Swilly và nhận được tín hiệu ứng cứu từ HMS Audacious đang chìm dần vì vụ đâm phải thuỷ lôi ở đảo Tory. Con tàu Olympic cứu được 250 thuỷ thủ đoàn rồi kéo Audacious đi tiếp hướng tây để đến Lough Swilly. Dây cáp nối giữa 2 thuyền đã đứt khi Audacious đổi hướng, lần 2 và lần 3 khi cố gắng kéo Audacious tiếp tục thất bại nên họ đã đưa toàn bộ thuỷ thủ đoàn lên Olympic và Liverpool. Đến 20:55 thì Audacious bị chìm xuống sau vụ nổ trên tàu. Các nhà chức trách không cho ai nhắc về sự việc đắm tàu Audacious. Cho đến ngày 2/11, con tàu Olympic tiếp tục đến Belfast và cho hành khách xuống.

Dịch vụ hải quân của con tàu Olympic

Sau khi trở về anh thì Olympic được giữ lại cảng và chờ CTTG  kết thúc. Đến tháng 9/1915, con tàu được trưng dụng thành tàu hải quân chuyên chở binh lính. Đến ngày 1/10, Olympic cứu được 34 người sau khi tàu Provincia bị đánh chìm ngoài khơi Cape Matapan.

Trong 2 năm 1916 & 1917, con tàu này được Canada sử dụng để vận chuyển quân lính từ Nova Scotia đến Anh. Năm 1917 nó tiếp tục được trang bị súng 6-inch à sơn nguỵ trang. Nó chuyến ngàn hàng binh lính từ Mỹ đến Anh khi Mỹ tuyên chiến với Đức.

Olympic đánh chìm U-103 trong chiến tranh

Tối ngày 12/5/1918, Olympic chở binh lính đến Pháp đã nhìn thấy tàu ngầm U cách 500m. Chỉ huy đã cho đồng loạt bắn pháp thủ và tiến dần đến đâm vào tàu ngầm U làm nó hư hỏng ngay. Sau đó nó tiếp tục đâm vào con tàu sau đài chỉ huy, chân vịt trái của Olympic đã cắt ngan thân tàu U-103. Đây là vụ tai nạn duy nhất trong CTTG thứ nhất về việc tàu khách đán chìm tàu chiến. Sau đso con tàu Olympic trở về Southamptoon, nó bị thủng 2 tấm vỏ và bị xoắn mũi tàu.

Tàu USS Davis thấy ảnh lửa cầu cứu của U-103 và đã cứu sống 31 người. Họ phát hiện U-103 chuẩn bị phóng ngư lôi vào RMS Olympic nhưng thuỷ thủ không thể nhấn nước 2 ống ngư lôi ở đuôi tàu.

Tổng kết lại, khi CTTG diễn ra thì con tàu Olympic đã vận chuyển được 201.000 binh lính và sĩ quan, tiêu thụ hết 347.000 tấn than và di chuyển được hơn 296.000km. Thành tích ấn tượng này đã giúp Olympic có được biệt danh là Old Reliable, có nghĩa là “Cao thủ lớn tuổi”.

Olympic sau khi CTTG kết thúc

Tháng 8/1919, con tàu Olympic đã về Belfast để tiếp tục vận chuyển khách. Nội thất trong tàu được nâng cấp, nồi hơi chuyển sang đốt dầu thay vì đốt than. Điều này giúp rút ngắn thời gian tiếp nhiên liệu và giảm được nhân viên buồng máy từ 350 người xuống còn 60 người.

Khi chuyển đổi tại bến cạn, người ta phát hiện con tàu thủng và lõmm dưới đường mớn nước. Nguyên nhân gây ra sự cố này là do 1 quả ngư lôi không phát nổ. Olympic đã được sửa đổi và tăng tổng khối lượng lên 46.439 tấn. Nó trở thành con tàu nổi lớn nhất Anh Quốc. Đến năm 1920 thì Olympic chính thức hoạt động vận chuyển trở lại và chở 2.403 hành khách.

Năm 1929, người ta tiếp tục cải tiến Olympic. Boong tàu cho khách hạng nhất được trang bị thêm nhiều nhà tắm, sàn khiêu vũ, 1 số phòng riêng,… Và đó cũng là năm con tàu này đạt được lượng khách cao nhất (kể từ 1925). Đến 1932, lượng khách dần suy giảm nên Olympuc trở về để trùng tu. Một năm sau nó tiếp tục vận chuyển khách với diện mạo trông như mới. Nó đạt được vận tốc kỷ lục là 23 hải lý/giờ. Lúc này Olympic có sức chứa 618 khách ở hạng nhất, 447 khách ở hạng hai và 382 khách ở hạng 3. Tuy nhiên năm 1933 Olympic đã không may mắn vì chỉ vận chuyển đượcchuwa đến 10.000 khách.

Một lần nữa Olympic lại gây tai nạn, đó là vào năm 1934. Cụ thể, ngày 15/5/1934, Olympic tiến vào cảng giữa sương mù dày đặc theo chỉ dẫn của vô tuyến và đã đâmvafo con tàu nhỏ khiến con tàu nhỏ bị vỡ tan và chìm xuống biển. Người ta cứu được 4 thuyền viên và 7 người khác.

Câu chuyện nghỉ hưu của RMS Olympic

Vào năm 1934, Anh Quốc đã vận động sáp nhập hãng tàu White Star Line và Cunard Line để tạo nguồn vốn hoàn tất con tàu RMS Queen Mary. Sau đó hãng tùa đã cho các con tàu lớn nghỉ hưu, trong đó có Olympic. Người ta đã dừng hoạt động vận chuyển của Olympic vào năm 1935 và bán tàu cho John Jarvis với giá bán là 100.000 bảng Anh. Một phần con tàu được tháo gỡ tại Jarrow. Đến năm 1937, con tàu được kéo đến Inverkeithing và tiến hành công đoạn tháo gỡ còn lại.

Hiện trạng của Olympic ngày nay

Trước khi bị tháo gỡ người ta đã lấy ra trước các nội thất bên trong con tàu Olympic như ghế tự khoang hạng nhất, cầu thang chính (bây giờ đang đặt ở khách sạn White Swan, Northumberland, Anh). Một phần còn lại được đặt ở nhà máy sơn Haltwhistle, và rải rác ở nhiều gia đình Anh Quốc.

Vào năm 2000, Celebrity Cruises đã mua 1 số tấm gỗ của con tàu này để đặt lên nhà hàng mang tên RMS Olympicc trên con tàu mới có tên gọi là Millennium.

Vào năm 2004, người ta đã trưng bày một phòng hạng nhất của tàu Olympic tại Bảo tàng Titanic (Hoa Kỳ) để minh hoạ nội thất bên trong con tàu.

Cuối cùng, chiếc đồng hồ đặt tại cầu thang chính thể hiện danh dự và vinh quang tôn vinh thời gian của Olympic đến nay vẫn còn được trưng bày tại bảo tàng Maritime ở Southampton như một bảo chứng lịch sử và niềm kiêu hãnh của con tàu này.

Mô hình tàu trang trí RMS Olympic

Là một con tàu gặt hái được nhiều thành công và may mắn trong lịch sử, RMS Olympic được xem là một biểu tượng may mắn và có sức dẻo dai để vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Câu chuyện về con tàu RMS Olympic nổi tiếng không thua kém gì câu chuyện về 2 người anh em của nó là Titanic và Britannic. Song Olympic lại may mắn hơn rất nhiều khi nó đã hoàn thành sứ mệnh và được nghỉ hưu mỹ mãn. Do đó, nhiều người đã lựa chọn chiếc mô hình tàu RMS Olympic – phiên bản thu nhỏ dựa trên tàu thật để trưng bày trang trí và cầu mong may mắn, suôn sẻ cho mọi hành trình.

Hiện nay showroom thuyền gỗ Gia Nhiên luôn có sẵn mô hình tàu trang trí RMS Olympic. Sản phẩm được sản xuất chính hãng bởi xưởng mô hình Gia Nhiên và phân phối độc quyền bởi công ty Gia Nhiên. Khách hàng có thể an tâm về chát lượng và độ mô phỏng chuẩn xác khi mô hình được làm từ gỗ tự nhiên cao cấp 100% và được làm từ nghệ nhân hơn 20 năm tuổi nghề.

Để trao đổi và được tư vấn thông tin chi tiết về chiếc mô hình RMS Olympic, bạn hãy liên hệ Gia Nhiên trực tiếp qua hotline để được phục vụ và hỗ trợ thông tin nhanh nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *